Chính thức thành lập thị trấn Phồn Xương và nhập xã Bố Hạ vào thị trấn Bố Hạ từ ngày 01/01/2020

|
Lượt xem:
Chế độ ban đêm OFF
Đọc bài viết
Vừa qua, Ủy ban Thường vụ Quốc hội vừa ban hành Nghị quyết số 813 về việc sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã tại một số địa phương trong cả nước, trong đó có tỉnh Bắc Giang. Theo đó, có 40 đơn vị hành chính cấp xã thuộc 9 huyện trên địa bàn tỉnh được nhập lại để thành lập mới 19 xã, thị trấn.

Riêng đối với huyện Yên Thế, theo Nghị quyết, thành lập thị trấn Phồn Xương trên cơ sở nhập thị trấn Cầu Gồ và xã Phồn Xương; nhập toàn bộ xã Bố Hạ vào thị trấn Bố Hạ. Sau thành lập, thị trấn Phồn Xương có 8,55 km2 diện tích tự nhiên và quy mô dân số hơn 8.400 người; thị trấn Bố Hạ có 7,27 km2 diện tích tự nhiên và quy mô dân số hơn 10.400 người. Sau khi sắp xếp, huyện Yên Thế có 19 đơn vị hành chính cấp xã, gồm 17 xã và 2 thị trấn. 

Sau khi thành lập, thị trấn Phồn Xương sẽ có không gian đô thị rộng mở,
tạo điều kiện thúc đẩy KT-XH phát triển

Nghị quyết này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/2020. Ủy ban Thường vụ Quốc hội giao các cơ quan, tổ chức hữu quan, HĐND-UBND tỉnh Bắc Giang có trách nhiệm sắp xếp, ổn định bộ máy các cơ quan, tổ chức ở địa phương; ổn định đời sống của nhân dân địa phương, bảo đảm yêu cầu phát triển KT-XH, quốc phòng và an ninh trên địa bàn. Các cơ quan, tổ chức, đơn vị có tên gọi gắn với địa danh đơn vị hành chính được sắp xếp phải hoàn thành việc đổi tên để hoạt động với tên gọi mới kể từ ngày 01/01/2020. 
Việc sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã là hết sức cần thiết nhằm tinh giản biên chế, nâng cao hiệu quả hoạt động của bộ máy chính quyền ở cơ sở. Bên cạnh đó, sau sắp xếp, hợp nhất các đơn vị hành chính cấp xã có quy mô nhỏ thành đơn vị hành chính quy mô lớn hơn, nhất là mở rộng không gian phát triển đô thị trên địa bàn sẽ tạo điều kiện tập trung nguồn lực về đất đai, dân số, mở rộng không gian để quy hoạch, phát triển kinh tế - xã hội. Đặc biệt, đầu tư cơ sở hạ tầng, công trình phúc lợi tập trung hơn, tránh việc đầu tư xây dựng dàn trải, thu gọn đầu mối các đơn vị sự nghiệp giáo dục, văn hóa, y tế theo đúng tinh thần Nghị quyết Trung ương 6 (Khóa XII)./.

Văn Thư

|
Lượt xem:
Chế độ ban đêm OFF
Đọc bài viết

CÁC THƯỜNG TRỰC

 

Đ/c Lê Đức Phòng

Bí thư Đảng uỷ - Chủ tịch HĐND xã

Đ/c Lê Huy Tưởng

Chủ tịch UBND xã

Đ/c Nông Xuân Trường

Chủ tịch UBMTQ xã

Đ/c Nguyễn Đình Quý

Phó Bí thư TT Đảng ủy xã

Đ/c Trần Quốc Chính

Phó Chủ tịch UBND xã

Đ/c Trịnh Văn Hưng

Phó Chủ tịch UBND xã

 

 

Đ/c Lăng Thị Trang

Phó Chủ tịch HĐND xã

UBND XÃ ĐỒNG LẠC >> CƠ CẤU TỔ CHỨC

Gồm Có Đảng ủy - Hội đồng nhân dân - Ủy ban nhân dân - Mặt trận tổ quốc và các đoàn thể nhân dân

1. Các Thường trực

STT

Họ và tên

Chức vụ

SĐT

Ghi chú

1

Lê Đức Phòng

Bí thư ĐU

0983873169

Kiêm Chủ tịch HĐND

2

Lê Huy Tưởng

Chủ tịch UBND

0913117045

 

3

Nguyễn Đình Quý

PBT TT Đảng ủy

0987696415

 

4

Trần Quốc Chính

PCT UBND

0393987617

0969321307

5

Trịnh Văn Hưng

PCT UBND

0984654833

 

6

Lăng Thị Trang

PCT HĐND

0373566949

 

7

Nông Xuân Trường

Chủ tịch UBMTTQ

0974660947

 

2. Trưởng các ban ngành đoàn thể

STT

Họ và tên

Chức vụ

SĐT

Ghi chú

1

Giáp Thị Nhung

Chủ tịch Hội LHPN xã

0976833743

 

2

Triệu Văn Thời

Chủ tịch Hội Nông dân

0343933238

 

3

Triệu Lam Sơn

Chủ tịch Hội CCB

0974638847

 

4

Lê Thị Thanh Bắc

Bí thư Đoàn TN

0964615988

 

3. Công chức chuyên môn - Không chuyên trách khối Nhà nước

STT

Họ và tên

Chức vụ

SĐT

Ghi chú

1

Hoàng Văn Hoàn

CHT Quân sự

0987540858

 

2

Đinh Công Trình

CC. Kế toán

0977973135

 

3

Hứa Văn Hằng

CC. VPTK

0973637728

 

4

Kiều Quang Cảnh

CC. VPTK

0979061511

 

5

Hoàng Đình Lập

CC. Tư pháp

0984535654

 

6

Phùng Văn Chinh

CC. GTXD

0979085568

 

7

Phạm Tiến Tùng

CC. Địa chính

0983569007

 

8

Nguyễn Xuân Quyết

CC. VHXH

0975016266

 

9

Hoàng Thị Hương

CC. VHXH

0974179461

 

10

Triệu Văn Bảo

Cán bộ khuyến nông

0988145536

 

4. Các thôn

STT

Thôn

Bí thư chi bộ

Số điện thoại

Trưởng thôn

Số điện thoại

1

Tiếu

Hoàng Văn Thụy

0987851082

Trần Ngọc Hiền

0974640911

2

Đền

Dương Văn Trình

0983154514

Nguyễn Hữu Trưởng

0385722057

3

Vàng

Nguyễn Việt Dũng

0363532699

Nguyễn Văn Sơn

0974559409

4

Thiều

Trần Thị Hạnh

0987922598

Nguyễn Văn Yên

0979379760

5

Trại Cả

Hoàng Kim Thủy

0912805216

Triệu Văn Bảo

0988145536

6

Cây Gạo

Tô Ngọc

0972075125

Chu Thị Nguyệt

0962843656

7

Chỉ Chòe

Thân Văn Thao

0844568838

Hoàng Thị Chính

0379040676

 



 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 

Ban hành mã định danh điện tử cho các cơ quan nhà nước tỉnh Bắc Giang

|
Lượt xem:
Chế độ ban đêm OFF
Đọc bài viết
Để thống nhất trong việc kết nối, chia sẻ dữ liệu giữa các hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu, Chủ tịch UBND tỉnh vừa ban hành Quyết định số 1350/QĐ-UBND ngày 02/12/2021 về mã định danh điện tử cho các cơ quan nhà nước tỉnh Bắc Giang.
Ảnh minh họa. Nguồn: Internet

Theo đó, mã định danh điện tử cho các cơ quan, đơn vị nhà nước tỉnh Bắc Giang được chia thành 4 cấp. Trong đó: UBND tỉnh Bắc Giang (đơn vị cấp 1) có mã định danh điện tử là H02; Mã định danh điện tử của các cơ quan, đơn vị cấp 2, gồm: Các sở, cơ quan, đơn vị thuộc, trực thuộc UBND tỉnh và UBND huyện, thành phố có mã từ H02.1 đến H02.39. Còn mã định danh điện tử của các cơ quan, đơn vị cấp 3 và cấp 4 được xác định theo mã định danh tương ứng của đơn vị cấp 2 và cấp 3.

Chủ tịch UBND tỉnh ủy quyền cho Sở Thông tin và Truyền thông thực hiện việc cấp mới, điều chỉnh, bổ sung mã định danh điện tử cho các cơ quan, đơn vị khi có thay 2 đổi về cơ cấu tổ chức (đổi tên, tách, nhập, giải thể các cơ quan đơn vị) theo quy định tại Quyết định số 20/2020/QĐ-TTg. Đồng thời giao Sở Thông tin và Truyền thông chủ trì việc cập nhật, kết nối, chia sẻ dữ liệu về mã định danh điện tử với Bộ Thông tin và Truyền thông và các Bộ, ngành, địa phương; hướng dẫn các cơ quan, đơn vị xây dựng, triển khai ứng dụng phần mềm dùng chung của tỉnh tuân thủ theo quy định về mã định danh này và các quy định khác của Chính phủ; thực hiện lưu trữ, quản lý hệ thống mã định danh điện tử của tỉnh theo quy định của pháp luật.

Theo quy định tại khoản 1 Điều 3 Quyết định số 20/2020/QĐ-TTg ngày 22/7/2020 của Thủ tướng Chính phủ, mã định danh điện tử của các cơ quan, tổ chức là chuỗi ký tự để phân biệt, xác định duy nhất các cơ quan, tổ chức khi kết nối, chia sẻ dữ liệu với các hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu của các Bộ, ngành, địa phương.

 

Xem chi tiết Quyết định tại đây./.

Ngọc Thành

Chương trình chuyển đổi số ngành thư viện

|
Lượt xem:
Chế độ ban đêm OFF
Đọc bài viết
Ngày 11/02/2021, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 206/QĐ-TTg về phê duyệt Chương trình chuyển đổi số ngành thư viện.

Chương trình đặt ra mục tiêu ứng dụng mạnh mẽ, toàn diện công nghệ thông tin, nhất là công nghệ số nhằm nâng cao năng lực hoạt động của các thư viện và hình thành mạng lưới thư viện hiện đại; bảo đảm cung ứng dịch vụ đáp ứng nhu cầu của người sử dụng; thu hút đông đảo người dân quan tâm, sử dụng dịch vụ thư viện, góp phần nâng cao dân trí, xây dựng xã hội học tập.

Trong đó, hướng tới năm 2025 sẽ có 100% thư viện công lập có vai trò quan trọng được phát triển hạ tầng số, dữ liệu số, triển khai liên thông, chia sẻ tài nguyên và sản phẩm thông tin thư viện theo chức năng, nhiệm vụ, văn bản hợp tác; 100% thư viện có vai trò quan trọng có trang thông tin điện tử cung cấp dịch vụ trực tuyến, tích hợp với thành phần dữ liệu mở của Hệ tri thức Việt số hóa; 70% tài liệu cổ, quý hiếm và bộ sưu tập tài liệu có giá trị đặc biệt về lịch sử, văn hóa, khoa học do các thư viện có vai trò quan trọng thu thập và quản lý được số hóa; 70% tài liệu nội sinh, các công trình nghiên cứu khoa học do các thư viện chuyên ngành, thư viện đại học thu thập và quản lý được số hóa; 100% người làm công tác thư viện được đào tạo và đào tạo lại, cập nhật các kiến thức, kỹ năng vận hành thư viện hiện đại; 60% số thư viện trong cả nước trở lên được kiểm tra, quản lý thông qua hệ thống quản lý thông tin của cơ quan quản lý.

Định hướng đến năm 2030, tiếp tục đẩy mạnh chuyển đổi số, phát triển thư viện số, thực hiện liên thông ở mọi loại hình thư viện, bảo đảm cung ứng hiệu quả dịch vụ cho người sử dụng thư viện mọi nơi, mọi lúc.

Chuyển đổi số ngành thư viện  Ảnh: BGP/Diệu Hoa

Chương trình cũng đề ra 8 nhiệm vụ, giải pháp: 1 - Nâng cao nhận thức, tăng cường tuyên truyền; 2-Hoàn thiện cơ chế, chính sách và các quy định của pháp luật; 3- Hoàn thiện và phát triển hạ tầng số của ngành thư viện; 4- Phát triển dữ liệu số ngành thư viện; 5- Xây dựng và phát triển nền tảng số; 6- Bảo đảm an toàn, an ninh mạng; 7- Phát triển và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; 8- Đẩy mạnh hợp tác quốc tế.

Trong đó, Chương trình tập trung xây dựng, tích hợp, kết nối, liên thông, chia sẻ cơ sở dữ liệu (CSDL), trao đổi tài nguyên thông tin số giữa các thư viện trong cả nước và nước ngoài; hợp tác trong bổ sung, chia sẻ, dùng chung CSDL hoặc quyền truy cập tài nguyên thông tin số; Cung cấp dịch vụ trực tuyến hỗ trợ học tập, nghiên cứu và giải trí cho người dân.

Phát triển các ứng dụng trên thiết bị di động thông minh (điện thoại di động, máy tính bảng,...) để cung cấp các dịch vụ và khả năng truy cập vào các nguồn tài nguyên thông tin của thư viện ở mọi lúc, mọi nơi. Đồng thời, xây dựng dữ liệu mở để người dân, cộng đồng, doanh nghiệp, thư viện cộng đồng, thư viện tư nhân có phục vụ cộng đồng cùng tham gia, góp phần xây dựng hệ sinh thái dữ liệu mở về thư viện và mạng thông tin thư viện quốc gia, góp phần xây dựng thành phố thông minh và xây dựng xã hội học tập.

Ngọc Thành

Bộ Tài nguyên và Môi trường phê duyệt Chương trình chuyển đổi số Tài nguyên và Môi trường đến năm 2025, định hướng đến năm 2030

|
Lượt xem:
Chế độ ban đêm OFF
Đọc bài viết
Ngày 12/10/2020, Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành Quyết định số 1726/QĐ-BTTTT về Phê duyệt Đề án “Xác định Bộ chỉ số đánh giá chuyển đổi số của các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và của quốc gia”- viết tắt là DTI.

Bộ chỉ số chuyển đổi số nhằm mục tiêu theo dõi, đánh giá một cách thực chất, khách quan và công bằng kết quả thực hiện chuyển đổi số hàng năm của các bộ, ngàng và các tỉnh, thành phố và của cả nước trong quá trình triển khai thực hiện Chương trình Chuyển đổi số quốc gia.

Ảnh minh hoạ
Ảnh minh hoạ

Bộ chỉ số chuyển đổi số bao gồm 03 cấp: Chỉ số chuyển đổi số cấp tỉnh; Chỉ số chuyển đổi số cấp bộ; Chỉ số chuyển đổi số quốc gia.

          Đối với cấp tỉnh được cấu trúc theo 03 trụ cột (pillar) là: Chính quyền số, Kinh tế số và Xã hội số, Trong mỗi trụ cột đều có 07 chỉ số chính, gồm:  1-Chỉ số đánh giá về Chuyển đổi nhận thức; 2-Chỉ số đánh giá về Kiến tạo thể chế; 3-Chỉ số đánh giá về Phát triển Hạ tầng và nền tảng số; 4-Chỉ số đánh giá về Thông tin và Dữ liệu số; 5-Chỉ số đánh giá về Hoạt động chuyển đổi số; 6-Chỉ số đánh giá về An toàn, an ninh mạng; 7-Chỉ số đánh giá về Đào tạo và phát triển nhân lực.

          Đối với cấp bộ không đánh giá riêng theo các trụ cột như cấp tỉnh mà đánh giá chung chỉ số chuyển đổi số của Bộ để đảm bảo các tiêu chí đánh giá là tương đồng, phù hợp với đặc điểm mỗi Bộ phụ trách một trụ cột khác nhau. Chỉ số chuyển đổi số cấp bộ cũng bao gồm 07 chỉ số chính như Chỉ số DTI cấp tỉnh.

          Chỉ số chuyển đổi số quốc gia cũng bao gồm 07 chỉ số chính như Chỉ số DTI cấp tỉnh, trong mỗi chỉ số chính có các chỉ số thành phần khác nhau. Căn cứ theo kết quả đánh giá chuyển đổi số cấp tỉnh và cấp bộ, các chỉ số thành phần và tiêu chí của Chỉ số chuyển đổi số quốc gia sẽ được Bộ Thông tin và Truyền thông quy định và điều chỉnh cho phù hợp thực tế.

          Theo Đề án, khi đánh giá DTI của từng cấp sẽ có những thang điểm chuẩn, cụ thể đối với thang điểm chỉ số chuyển đổi số cấp tỉnh là 1.000 điểm chia cho 3 trụ cột theo tỷ lệ: 400 điểm cho chính quyền số, kinh tế số và xã hội số mỗi trụ cột 300 điểm. Thang điểm đánh giá của chỉ số chuyển đổi số cấp bộ là 500 điểm.

Đối với chỉ số chuyển đổi số cấp tỉnh và cấp bộ, điểm đánh giá theo số liệu báo cáo và điều tra xã hội chiếm 80%; điểm đánh giá theo sắc thái thông tin trên không gian mạng chiếm 10%; và điểm đánh giá qua phỏng vấn chuyên gia chiếm 10%.

Riêng trong đánh giá chỉ số chuyển đổi số cấp tỉnh, điểm cho chỉ số của mỗi trụ cột chiếm 20%, các chỉ số chính còn lại là 10% số điểm (đánh giá theo số liệu báo cáo thống kê và điều tra xã hội).

Với chỉ số chuyển đổi số cấp bộ, điểm cho chỉ số chính hoạt động chuyển đổi số chiếm 16%, điểm cho chỉ số chính kiến tạo thể chế chiếm 14%, các chỉ số chính còn lại mỗi chỉ số 10% số điểm (đánh giá theo số liệu báo cáo thống kê và điều tra xã hội.

|
Lượt xem:
Chế độ ban đêm OFF
Đọc bài viết
Lễ hội Yên Thế được bắt nguồn từ lễ hội cầu mùa ở Phồn Xương. Từ xa xưa, cư dân làng Trung, xóm Trung, xóm Chẽ và thôn Đồng Nhân thường tổ chức lễ hội này tại đình và đền Phồn Xương, thuộc thị trấn Cầu Gồ và xã Phồn Xương, huyện Yên Thế, tỉnh Bắc Giang vào cuối tháng 8 đầu tháng 9 (Âm lịch). Trong thời kỳ khởi nghĩa Yên Thế, Hoàng Hoa Thám (tức Đề Thám) - lãnh tụ của cuộc khởi nghĩa, đã đổi lịch tổ chức hội này sang trung tuần tháng Giêng.

Sau khi cuộc khởi nghĩa Yên Thế thất bại, lễ hội Phồn Xương không còn được tổ chức với quy mô và diễn trình như trước. Thay vào đó, nhân dân Phồn Xương thường tổ chức hội vào ngày 5 tháng Giêng (ngày giỗ của Hoàng Hoa Thám) để tưởng nhớ vị anh hùng của dân tộc. Năm 1984, nhân dịp kỷ niệm 100 năm ngày nổ ra cuộc khởi nghĩa Yên Thế, tỉnh Hà Bắc đã quyết định tổ chức Lễ hội Phồn Xương vào 3 ngày 15, 16 và 17 tháng 3 Dương lịch hàng năm và lấy tên là Lễ hội Yên Thế.

Diễn trình của lễ hội như sau:

Sáng 16 tháng 3 là chính hội, chính quyền và nhân dân tổ chức khai hội, rước đón đội ngựa từ làng Hả lên Phồn Xương, sau đó là lễ diễu hành của các lực lượng trong toàn huyện và tổ chức dâng hương tưởng niệm người anh hùng dân tộc Hoàng Hoa Thám cùng những nghĩa sỹ tham gia khởi nghĩa. Đoàn rước của xã Phồn Xương rước nồi hương từ chùa Lèo về khu vực tổ chức lễ hội. Đi đầu là đoàn múa lân, sư tung cờ ngũ hành, phía sau là kiệu, trên kiệu đặt một mâm xôi gấc và thủ lợn đã luộc chín. Kiệu do bốn trai đinh khiêng, hai bên có hai người che tàn và lọng, phía sau là các cụ trong hội người cao tuổi, với trang phục truyền thống, sau cùng là nhân dân trong xã, ăn mặc chỉnh tề cùng tiến vào lễ đài. Những người tham gia khiêng kiệu, vác cờ, tàn, lọng đều mặc áo đỏ, đầu chít khăn đỏ, cả đoàn rước khí thế, trang nghiêm tiến vào lễ đài, kiệu được đặt phía trước bên trái tượng đài.

Tham gia rước kiệu bát cống của thị trấn Cầu Gồ gồm 8 trai tân được nhân dân thị trấn tuyển chọn, mặc quần áo nậu, đầu chít khăn đỏ. Mâm ngũ quả, xôi oản được đặt trên kiệu. Khi giờ lành đến, cả đoàn bắt đầu tiến về hội trường trung tâm. Đi đầu đoàn rước là đội múa lân, sư, có các anh hề, chú tễu nhảy múa theo nhịp trống, đi sau là cờ ngũ hành, tiếp đó là 10 trai đinh, trang phục áo nậu, đầu chít khăn đỏ, tay cầm bát bửu đi thành hai hàng, phía sau là kiệu. Đi hai bên kiệu là hai người cầm lộng che, tiếp sau là các cụ ông trong trang phục quần áo tế, chân đi hia, sau nữa là các cụ bà trong trang phục quần áo màu vàng, sau cùng là các ban, ngành, đoàn thể và bà con nhân dân trong thị trấn. Kiệu của thị trấn Cầu Gồ đặt ở phía bên phải tượng đài. Hai kiệu của thị trấn Cầu Gồ và xã Phồn Xương đứng uy nghiêm hai bên tượng đài, bên dưới là đoàn đại biểu, khách thập phương cùng về dự hội xếp thành hàng, trang nghiêm, trước tượng đài Hoàng Hoa Thám.

Đúng 8 giờ, buổi lễ được bắt đầu, Lãnh đạo (tỉnh/huyện) thay mặt Ban tổ chức lên đọc diễn văn khai Hội, ôn lại truyền thống hào hùng của nghĩa quân Yên Thế. Sau diễn văn khai hội là ba hồi chiêng trống. Tiếp đó, Đoàn Nghệ thuật chèo Bắc Giang diễn lại buổi lễ tế cờ năm xưa của nghĩa quân Đề Thám. Sau lễ tế cờ long trọng, đoàn đại biểu của tỉnh, huyện, các xã, nhân dân và khách thập phương lần lượt lên dâng hương trước tượng đài. Khi lễ khai hội kết thúc, tại đồn Phồn Xương (trong đền thờ Bà Ba), nhân dân chẩn bị lễ vật để tế linh hồn các nghĩa quân. Lễ vật cúng tế bao gồm 5 mâm lễ có đầy đủ gà, bánh dầy, cơm nắm, bánh gio, chè lam, xôi, thịt lợn ba chỉ luộc, rau diếp, 6 chiếc bát con, 6 đôi đũa, rượu, bánh chưng vuông, muối trắng, muối vừng.

Sau những nghi lễ trang trọng, các trò diễn dân gian trong hội rất sôi nổi, sinh động và thu hút được đông đảo cộng đồng và du khách tham gia: thanh thiếu niên, học sinh tham gia cắm trại, biểu diễn võ thuật, thi bắn súng, bắn cung nỏ, thi đấu cờ người, đu, vật, bóng chuyền, bóng đá, thi tìm hiểu về cuộc khởi nghĩa Yên Thế,… các đoàn nghệ thuật quần chúng biểu diễn, chiếu phim về Đề Thám và cuộc khởi nghĩa Yên Thế.

Lễ hội Yên Thế đã khích lệ tinh thần nhân dân Yên Thế nói riêng, nhân dân Bắc Giang nói chung, cùng hướng về người anh hùng dân tộc và các nghĩa sĩ, để cầu mong những điều tốt đẹp cho gia đình, xã hội,… Lễ hội đã trở thành một món ăn tinh thần, không thể thiếu đối với cư dân nơi đây và là di sản văn hóa phi vật thể có tính đại diện, thể hiện bản sắc của cộng đồng các dân tộc huyện Yên Thế, đó là: tinh thần đoàn kết, thượng võ, bất khuất, yêu nước, yêu chuộng hòa bình,... Lễ hội Yên Thế cũng phản ánh sự đa dạng văn hóa và sự sáng tạo của con người, thể hiện ở các nghi lễ của người Việt, các trò chơi dân gian độc đáo của người Tày, Nùng,… liên tục được kế thừa và phát huy trong đời sống. Hiện nay Lễ hội Yên Thế đã trở thành một lễ hội lớn, quen thuộc với nhân dân huyện Yên Thế nói riêng, nhân dân Bắc Giang nói chung.

Lễ hội Yên Thế là một lễ hội lớn, gắn liền với Những địa điểm khởi nghĩa Yên Thế - di tích quốc gia đặc biệt. Ngày 27 tháng 12 năm 2013, Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã quyết định đưa Lễ hội Yên Thế vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia, loại hình Lễ hội truyền thống./.

(Theo Hồ sơ di sản, tư liệu Cục Di sản văn hóa)

Đẩy mạnh chuyển đổi số, liên thông dữ liệu số quốc gia về di sản văn hóa

|
Lượt xem:
Chế độ ban đêm OFF
Đọc bài viết
Đẩy mạnh chuyển đổi số, thực hiện liên thông dữ liệu số quốc gia về di sản văn hóa, bảo đảm đáp ứng hiệu quả dịch vụ cho xã hội, cộng đồng ở mọi lúc, mọi nơi. Giai đoạn 2021-2030, 100% các di tích quốc gia đặc biệt, bảo vật quốc gia, các di sản trong Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia được số hóa và ứng dụng trên các nền tảng số.
Giai đoạn 2021-2030, 100% các bảo vật quốc gia, các di sản trong Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia được số hóa và ứng dụng trên các nền tảng số
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam vừa ký Quyết định số 2026/QĐ-TTg ngày 2/12/2021 phê duyệt Chương trình số hóa Di sản văn hóa Việt Nam giai đoạn 2021-2030.

Chương trình đặt mục tiêu xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia về di sản văn hóa trên nền tảng công nghệ số thống nhất, phục vụ công tác lưu trữ, quản lý, nghiên cứu, bảo tồn, khai thác, quảng bá di sản, thúc đẩy phát triển du lịch bền vững; bảo đảm tích hợp được vào Khung kiến trúc chính phủ điện tử và Hệ tri thức Việt số hóa; đẩy mạnh chuyển đổi số, thực hiện liên thông dữ liệu số quốc gia về di sản văn hóa, bảo đảm đáp ứng hiệu quả dịch vụ cho xã hội, cộng đồng ở mọi lúc, mọi nơi.

Mục tiêu cụ thể giai đoạn 2021-2030: 100% các di sản văn hóa vật thể, phi vật thể và di sản tư liệu được UNESCO ghi danh, 100% các di tích quốc gia đặc biệt được số hóa và ứng dụng trên các nền tảng số, 100% các bảo vật quốc gia, các di sản trong Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia được số hóa và ứng dụng trên các nền tảng số; ưu tiên số hóa theo nhu cầu sử dụng của xã hội các di tích quốc gia và các hiện vật, nhóm hiện vật tại các bảo tàng, ban quản lý di tích; 100% người làm công tác chuyên môn trong ngành di sản văn hóa được đào tạo, đào tạo lại, cập nhật các kiến thức, kỹ năng chuyển đổi số.

Để đạt được các mục tiêu trên, một trong những nhiệm vụ và giải pháp của Chương trình là hoàn thiện cơ chế, chính sách và các quy định pháp luật. Cụ thể, xây dựng, hoàn thiện và ban hành các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về di sản văn hóa số và ứng dụng công nghệ trong việc số hóa thông tin, chuẩn hóa hệ dữ liệu di sản văn hóa trong kho dữ liệu số quốc gia; kết nối, liên thông, chia sẻ thông tin, dữ liệu với các lĩnh vực bảo tàng, thư viện; xác lập quyền truy cập, khai thác và sử dụng thông tin, dữ liệu cho các tổ chức, cá nhân phục vụ phát triển du lịch và các nhu cầu khác ở trong nước và quốc tế.

Đồng thời, xây dựng nền tảng kỹ thuật số và các bộ tiêu chuẩn chung về lưu trữ; xây dựng, tạo lập dữ liệu số về di sản văn hóa; quản lý, vận hành và khai thác kho cơ sở dữ liệu số quốc gia về di sản văn hóa; tích hợp cơ sở dữ liệu về di sản văn hóa theo tiêu chuẩn tuân thủ Khung kiến trúc chính phủ điện tử do cơ quan quản lý nhà nước về thông tin và truyền thông ban hành, nhằm mở dữ liệu và cung cấp dữ liệu mở, phục vụ, tạo điều kiện cho các tổ chức, cá nhân khai thác, tham gia phát triển, sáng tạo các dịch vụ mới; thực hiện kết nối, chia sẻ dữ liệu theo quy định của Chính phủ về quản lý, kết nối và chia sẻ dữ liệu số của cơ quan nhà nước.

Bên cạnh đó, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Đổi mới chương trình, hình thức và đẩy mạnh bồi dưỡng, đào tạo lại; tổ chức tập huấn nâng cao nhận thức, trình độ, kỹ năng về chuyển đổi số cho cán bộ quản lý và người làm công tác di sản văn hóa.

Theo Chinhphu.vn

Bắc Giang ban hành Kế hoạch chuyển đổi số năm 2022

|
Lượt xem:
Chế độ ban đêm OFF
Đọc bài viết
UBND tỉnh vừa ban hành Kế hoạch 5755/KH-UBND ngày 02/11/2021 về chuyển đổi số tỉnh Bắc Giang năm 2022.

Kế hoạch đề ra mục tiêu chung là tiếp tục duy trì và nâng cao chất lượng các chỉ tiêu đã đạt được trong thời gian vừa qua để từng bước thực hiện hoàn thành các nhiệm vụ được giao tại Nghị quyết số 433-NQ/TU của Ban Thường vụ Tỉnh ủy và Nghị quyết số 111-NQ/TU của Tỉnh ủy; xây dựng, phát triển chính quyền điện tử, chính quyền số tỉnh Bắc Giang tổng thể, toàn diện và phát triển kinh tế số, xã hội số để thay đổi mô hình quản trị, kinh doanh của doanh nghiệp, phương thức sống, làm việc của người dân, tạo ra các giá trị mới cho xã hội.

Mục tiêu về phát triển Chính quyền số tỉnh trong năm 2022: 100% văn bản trao đổi dưới dạng điện tử giữa các cơ quan nhà nước (trừ văn bản mật theo quy định của pháp luật); tỷ lệ hồ sơ công việc được xử lý trên môi trường mạng cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã lần lượt là 90%, 80% và 50%; trên 80% chế độ báo cáo được thực hiện trên hệ thống thông tin báo cáo của tỉnh; trên 70% CSDL tạo nền tảng phát triển chính quyền số, chuyển đổi số của tỉnh được kết nối, chia sẻ; trên 50% hoạt động kiểm tra được thực hiện thông qua môi trường số.

Mục tiêu về phục vụ người dân và doanh nghiệp trong năm 2022: 90% người dân và doanh nghiệp hài lòng về việc giải quyết TTHC; 100% dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4 phổ biến, liên quan tới nhiều người dân, doanh nghiệp được tích hợp lên Cổng dịch vụ công quốc gia; 100% dịch vụ công được hỗ trợ giải đáp thắc mắc cho người dân, doanh nghiệp.

Mục tiêu về phát triển hạ tầng CNTT và an toàn thông tin trong năm 2022: 100% giao dịch trên Cổng Dịch vụ công và Hệ thống thông tin một cửa điện tử của tỉnh được xác thực điện tử; 100% cơ quan nhà nước kết nối vào Mạng truyền số liệu chuyên dùng của tỉnh;  tối thiểu 70% hệ thống thông tin được xác định cấp độ và triển khai phương án bảo đảm an toàn thông tin theo cấp độ;  Tối thiểu 90% thiết bị đầu cuối được cài đặt giải pháp bảo vệ; 100% cán bộ công chức, viên chức và người lao động được tuyên truyền, phổ biến về thói quen, trách nhiệm và kỹ năng cơ bản bảo đảm an toàn thông tin; 100% cán bộ chuyên trách CNTT của các cơ quan được đào tạo, bồi dưỡng về an toàn thông tin; 100% trường tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông và các cơ sở bảo vệ nuôi dưỡng trẻ em được tuyên truyền, giáo dục kiến thức kỹ năng cần thiết cho trẻ em để tham gia môi trường mạng an toàn;  100% trẻ em là nạn nhân bị xâm hại trên môi trường mạng được hỗ trợ, can thiệp khi có yêu cầu từ bản thân trẻ em hoặc từ người thân, cộng đồng xã hội.

Để đạt được mục tiêu trên, Kế hoạch của UBND tỉnh đề ra 10 nhóm nhiệm vụ, giải pháp cụ thể: (1) Hoàn thiện môi trường pháp lý chuyển đổi số; (2) Phát triển hạ tầng số ; (3) Phát triển các nền tảng, hệ thống; (4) Phát triển các nền tảng, hệ thống; (5) Phát triển các ứng dụng, dịch vụ; (6) Bảo đảm an toàn thông tin; (7) Phát triển kinh tế số; (8) Phát triển xã hội số; (9) Chuyển đổi số trong các lĩnh vực ưu tiên như: Y tế, giáo dục và đạo tạo; Tài nguyên và Môi trường; Kế hoạch và đầu tư;…; (10) Phát triển nguồn nhân lực CNTT.

Trên cơ sở Kế hoạch của UBND tỉnh, các Sở, cơ quan thuộc UBND tỉnh và UBND huyện, thành phố xây dựng kế hoạch chuyển đổi số của cơ quan, địa phương mình và chủ động nâng cao tinh thần trách nhiệm, tính quyết liệt trong lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý, điều hành của người đứng đầu cơ quan, đơn vị, địa phương trong việc tổ chức, thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ về ứng dụng CNTT, thực hiện chuyển đổi số để xây dựng thành công “cơ quan số” tại ngành mình, cấp mình; coi đây là nhiệm vụ trọng tâm, xuyên suốt của cơ quan, đơn vị, địa phương; xây dựng các chuyên mục tuyên truyền về kế hoạch và kết quả thực hiện chuyển đổi số của ngành mình, địa phương mình trên Cổng thông tin điện tử của tỉnh, Cổng thông tin điện tử thành phần của cơ quan, đơn vị mình; phối hợp chặt chẽ với Sở Thông tin và Truyền thông và các Sở, ngành liên quan trong quá trình tổ chức thực hiện các chương trình, dự án đảm bảo chất lượng, hiệu quả, đúng quy định.

Nguồn ngân sách cấp tỉnh cân đối, cấp kinh phí cho các Sở, ngành, đơn vị cấp tỉnh và các huyện, thành phố chủ động bố trí tối thiểu 2% tổng chi ngân sách để triển khai thực hiện nhiệm vụ chuyển đổi số trong năm 2022.

Xem chi tiết Kế hoạch tại đây./.

Ngọc Thành

Mở Bán Chính Thức Dự Án Phồn Xương Central Park – Công Ty Cổ Phần Địa Ốc LandMass Là Đơn Vị Phân Phối Độc Quyền Dự Án

|
Lượt xem:
Chế độ ban đêm OFF
Đọc bài viết
Đầu Năm 2021, lực cầu bất động sản có dấu hiệu tăng mạnh, tạo cơn sốt đất ở một số địa phương. Ở các tỉnh vệ tinh ven Hà Nội như thị trường Bắc Giang, đất nền có sổ đỏ đang nhận được sự quan tâm của nhiều nhà đầu tư và có triển vọng sẽ là phân khúc đứng đầu thị trường.

Yên Thế đang là khu vực đang nổi lên về giao dịch bất động sản tại Bắc Giang

Gần đây, Bắc Giang nổi lên như một thị trường bất động sản tiềm năng, với sự sôi động của cả cung lẫn cầu không ngừng gia tăng. Hàng loạt “ông lớn” bất động sản như: Vingroup, FLC, 379 Group, CapitaLand, CTCP Công nghệ Viễn thông Sài Gòn, Kosy Group, Apec Group,… đã và đang chuẩn bị tiến quân vào mảnh đất tiềm năng này, khiến cho thị trường bất động sản nơi đây trở nên chuyên nghiệp và sôi động hơn. Nguồn cung chất lượng đã thu hút được lượng lớn khách đầu tư lớn từ các thành phố: Hà Nội, Bắc Ninh, Thái Nguyên, Hải Dương,… đổ về đây đón sóng. Các chuyên gia cho rằng, những tỉnh có kinh tế phát triển, sở hữu nhiều khu công nghiệp, hạ tầng hiện đại, thu hút vốn đầu tư FDI ở mức cao như Bắc Giang có nhiều lợi thế đắt giá để có thể thúc đẩy sự tăng trưởng mạnh mẽ của thị trường bất động sản.

Khảo sát cho thấy, mặc dù thị trường sôi động và tiềm năng là thế, nhưng tại Yên Thế, những dự án bất động sản có vị trí đẹp, quy hoạch khoa học, tiện ích đồng bộ, tiến độ triển khai nhanh và pháp lý minh bạch lại không có nhiều. Phồn Xương Central Park là một trong số những dự án khu đô thị hiếm hoi đầu tiên có tiến độ triển khai nhanh chóng và đặc biệt là pháp lý rõ ràng. 100% các lô đều được cấp sổ đỏ từng lô với hình thức sở hữu lâu dài, đảm bảo tính an cư và đầu tư bền vững cho khách hàng. Đây chính là bằng chứng tin cậy nhất, đảm bảo uy tín cho dự án và chủ đầu tư, thường được khách hàng ưu tiên lựa chọn.

Toạ lạc tại tọa độ vàng, Phồn Xương Central Park tọa lạc tại nút giao cắt 2 tuyến đường trung tâm của thị trấn Phồn Xương, huyện Yên Thế – Thị trấn Nhã Nam,huyện Tân Yên. Dự án nằm kề cận: Di tích lịch sử Hoàng Hoa Thám, UBND, Ngân hàng chính sách, bến xe Trung tâm huyện, sân vận động…, Phồn Xương Central Park sở hữu vị trí đắc địa với trung tâm thị trấn kết nối giao thương của địa phương và các xã huyện lân cận, nằm sát đường quốc lộ 17, . Tương lai là tuyến đường huyết mạch của huyện Yên Thế nói chung và tỉnh Bắc Giang nói riêng.

Dự án được quy hoạch với quy mô 53,75 ha với thiết kế khoa học, bài bản, sản phẩm của dự án có diện tích khá linh hoạt từ 90 – 112m2, bao gồm hơn 1000 căn liền kề & biệt thự, xen lẫn các tiện ích nội khu như công viên cây xanh, khu phức hợp thể thao, nhà văn hóa, hệ thống vườn hoa, suối phong thủy, phố đi bộ, chợ trung tâm,…

Phồn Xương Central Park là một trong số những dự án hiếm hoi đã có sổ đỏ từng lô.

Điểm cộng từ việc sở hữu hạ tầng kỹ thuật đã hoàn thiện 95%, khách hàng đã được nhận bàn giao mặt bằng và dựng nhà, an cư trên chính mảnh đất tiềm năng này. Cộng với điểm cộng về pháp lý minh bạch, đã có sổ đỏ từng lô, nhà đầu tư hay khách hàng có thể hoàn toàn an tâm về tính thanh khoản và khả năng sinh lời của dự án này.

Phồn Xương Central Park được kỳ vọng sẽ giúp tăng nguồn cung về bất động sản nhà ở chất lượng cao ở trung tâm huyện Yên Thế, góp phần cải thiện diện mạo đô thị và phát triển kinh tế, đời sống xã hội cho cư dân địa phương.

Chiến lũy Phồn Xương

|
Lượt xem:
Chế độ ban đêm OFF
Đọc bài viết
Năm 2012, Thủ tướng Chính phủ đã quyết định xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt đối với 23 điểm khởi nghĩa Yên Thế (Bắc Giang). Đây hầu hết là những đồn lũy, đình, đền, chùa, miếu trải rộng trên địa bàn 4 huyện (Yên Thế, Tân Yên, Việt Yên và Yên Dũng), trong đó đồn Phồn Xương (thị trấn Cầu Gồ) được xem là “đại bản doanh” của khởi nghĩa Yên Thế.

Nơi giáo dục truyền thống

Mỗi lần đến Phồn Xương đều để lại trong tôi nhiều câu hỏi. Làm sao một vị thủ lĩnh yêu nước, ôm mộng quân vương lại sinh hoạt chung với hàng vạn nghĩa quân trong một khu đồn thâm u, hoang vu giữa chốn “nước độc, rừng thiêng”?

Cách đây trên trăm năm, cụ Đề Thám và nghĩa quân đã sinh hoạt ra sao nơi trận mạc?

 Hàng chục năm qua, tỉnh Bắc Giang đã có nhiều giải pháp để bảo vệ những gì còn hiện hữu của khu đồn độc đáo ấy nhằm giáo dục truyền thống cho các thế hệ.

Ông Lê Trí Dũng, Phó Chủ tịch UBND huyện Yên Thế cho hay: “Mặc dù có vai trò quan trọng trong cuộc khởi nghĩa Yên Thế, nhưng trải qua thời gian, sự thiếu bền vững của vật liệu xây dựng (chủ yếu dùng đất đắp) cũng như chưa được sự quan tâm duy tu, sửa chữa thường xuyên nên đồn Phồn Xương đã xuống cấp.

Đồn Phồn Xương.Đồn Phồn Xương.

Việc phục dựng khu đồn hoặc xây dựng đền thờ các nghĩa sĩ tại các đồn là cần thiết và đã nằm trong ý tưởng của các chuyên gia, chính quyền huyện, song thực tế còn nhiều khó khăn. Tuy nhiên, thuận lợi lớn là di tích đã được xếp hạng cấp quốc gia đặc biệt, mở ra cơ hội để địa phương trùng tu, tôn tạo di tích cho xứng tầm với giá trị. Hơn nữa, hầu hết các đồn, lũy trong chuỗi di tích đều có bản đồ, vẽ lại để phục vụ việc phục hồi theo nguyên bản không khó.

Ngoài ra, Viện Khảo cổ học Việt Nam đã tổ chức thăm dò, khai quật tại đồn Hố Chuối, đồn Hom, thu được nhiều tài liệu, hiện vật giá trị lớn về mặt lịch sử, văn hóa, đó là cơ sở để các nhà khoa học đánh giá và đưa ra những phương án phục hồi thích hợp. Nếu được quan tâm, khôi phục đây sẽ là nơi giáo dục tinh thần yêu nước, truyền thống đấu tranh chống kẻ thù xâm lược đối với thế hệ trẻ và phát triển du lịch”.

Chiến lũy khiến quân thù khiếp vía

Tiếng vang và tên tuổi của cụ Đề Thám cũng như cuộc nổi dậy nông dân ấy còn âm vang mãi trên quê hương Kinh Bắc. Theo các tài liệu lịch sử, đồn Phồn Xương xây dựng năm 1894, được xem là “đại bản doanh” của nghĩa quân Yên Thế.

Nơi Hoàng Hoa Thám và các tướng lĩnh của ông như: Cai Thanh, Cả Trọng thường xuyên lưu trú, hoạt động. Toàn bộ “Ban tham mưu” cùng lãnh tụ của cuộc khởi nghĩa tập trung tại đây để điều hành, lãnh đạo nghĩa quân, tuyển chọn, luyện tập quân lính...Đồn Phồn Xương.

Kết cấu đồn bao gồm: Khu ngoại thành được bố trí các bốt gác, tiếp theo là các đồn phụ, các giao thông hào, vòng thành bao bọc. Vòng thành được đắp bằng đất, các pháo đài chiến đấu, và có các lỗ châu mai, chòi gác...

Kiến trúc bên trong là một khoảng không gian rộng, trong thành là khu vực nhà cửa, nhà thứ nhất 5 gian là nhà ở của Hoàng Hoa Thám và bà vợ Ba, nhà thứ hai là nhà hình vuông, 4 mặt để trống dùng làm nơi họp bàn của Hoàng Hoa Thám với những tướng lĩnh, nhà thứ ba gồm hai dãy là nhà ở của nghĩa quân.

Dãy tiếp theo gồm 8 gian dùng làm chuồng ngựa và bếp... bên cạnh đó còn có cột đèn và cột cờ. Đồn gồm có 3 cổng, một cổng chính quay về hướng Đông và 2 cổng phụ thông với những khu rừng rậm xung quanh...

Tại đồn Phồn Xương từng diễn ra nhiều hoạt động, sinh hoạt của nghĩa quân Yên Thế trong thời kỳ hoà hoãn (1894- 1909) như: Thổi cơm thi, đấu vật, làm bánh, cưỡi ngựa bắn cung và các đêm hát xướng vui nhộn, thu hút đông đảo nhân dân trong vùng đến dự, ngày hội xuống đồng, cả tướng lĩnh và nghĩa quân đều hăng say tham gia lao động sản xuất.

Sử sách chép rằng: Khi về Yên Thế tiếp kiến Hoàng Hoa Thám, chí sĩ Phan Bội Châu đã ngỡ ngàng, thảng thốt trước đồn Phồn Xương mà nói rằng: “Những người bị khổ sở về chính quyền bạo ngược đều lấy doanh trại của tướng quân Hoàng Hoa Thám làm nơi ẩn trú.

Đền thờ bà Ba (Vợ Đề Thám) nằm trong khu đồn Phồn Xương. Đền thờ bà Ba (vợ Đề Thám) nằm trong khu đồn Phồn Xương. 

 

Vì thế, người rất đông đúc, tiếng gà tiếng chó rộn vang tựa như một cảnh tân đào nguyên của những bậc lánh đời vậy. Năm nọ, tôi hai lần tới đồn, xem khắp chung quanh, trâu cày từng đội, chim rừng quyện người, đàn bà trẻ con nhởn nhơ tiếng chày rậm rịch, có cái vẻ vui của những ngày đình đám hội hè mà không hề có tiếng thở than về chính quyền bạo ngược và mãnh hổ hại người. Tạo lập được một thế giới riêng biệt, thực là một nỗ lực riêng của tướng quân”.

Trải qua hơn một trăm năm, đến nay dấu tích đồn Phồn Xương vẫn còn.

Trong đồn, nhân dân xây dựng đền thờ và tượng thờ bà Ba (vợ ba của Đề Thám), các công trình kiến trúc cũ bên trong đã bị đổ nát, chỉ còn lại tường thành đắp cao bằng đất và có lỗ châu mai được phục dựng vài chục năm trước.

 Ông Ngô Văn Trụ, nguyên Phó Giám đốc Sở VH-TT&DL Bắc Giang cho biết: Dựa vào các tài liệu ghi chép và các bức hình mà người Pháp chụp lại ở Phồn Xương, chúng ta hoàn toàn có thể xây dựng, khôi phục và tạo dựng, tái hiện lại không gian cảnh quan, đời sống sinh hoạt, khung cảnh tập luyện, lao động, sản xuất của nghĩa quân Yên Thế. Qua đó nhằm giáo dục truyền thống và phát triển du lịch...

Mong rằng, tương lai không xa các ngành chức năng sẽ có những biện pháp trùng tu, tôn tạo khu di tích Quốc gia đặc biệt này.

Kim Sa

Di tích đồn Phồn Xương

|
Lượt xem:
Chế độ ban đêm OFF
Đọc bài viết
Đồn Phồn Xương nằm trong cụm di tích căn cứ Phồn Xương nay thuộc thị trấn Cầu Gồ, huyện Yên Thế. Cụm cứ điểm gồm đồn chính Phồn Xương, các đồn phụ Am Đông, Trại Cọ, Hố Lẩy, công sự Tổ Cú, đồn phụ Cả Can, đồn Hà Triều Nguyệt bao quanh trên địa bàn hai xã Phồn Xương và Tân Hiệp, xây dựng năm 1894-1895.

Đồn Phồn Xương nằm ở trung tâm thị trấn Cầu Gồ. Nơi đây Đề Thám và bộ chỉ huy cuộc khởi nghĩa ở lâu nhất chỉ đạo đường lối chiến lược chiến thuật của nghĩa quân Yên Thế. Đồn Phồn Xương cách tỉnh lỵ Bắc Giang 30 km về phía Tây; từ thành phố Bắc Giang, xuôi theo trục đường quốc lộ 1A (cũ) qua cầu sông Thương, rẽ phải theo tỉnh lộ 398 tuyến Bắc Giang-Cầu Gồ.

Đồn Phồn Xương còn có tên gọi Đồn Gồ, Đồn Cụ nằm ở phía Nam của quả đồi cao gần 20m cách suối Gồ gần 800m về phía Nam. Nay quả đồi này gọi là đồi Phồn Xương hay đồi Bà Ba thuộc thị trấn Cầu Gồ. Đây là một căn cứ có quy mô lớn, cấu trúc khác với đồn Hố Chuối và các đồn khác. Đồn có bình đồ kiến trúc gần giống hình chữ nhật nằm chạy dọc theo hướng Bắc Nam, có diện tích chừng hơn một mẫu Bắc Bộ gồm hai vòng thành. Vòng thành ngoại bắt đầu từ sườn đồi phía Đông chạy vòng ôm lấy chân đồi lên tới đỉnh đồi phía Bắc thành hình vòng cung bảo vệ cho thành nội dài 140m, dày 0,80m và cao 4m. Dãy tường thành nội nằm trên đỉnh ngọn đồi gần giống hình chữ nhật. Tường thành nội mặt Đông dài 71m, mặt Bắc dài 85m. Tường đắp bằng đất nện, chân dày 2m, cao 3m và trên mặt còn rộng 1m. Bên trong tường thành có 3 cấp khác nhau có thể đứng hoặc quỳ đều bắn được. Xung quanh tường đều có lỗ châu mai. Mặt tường phía ngoài đắp dốc thoai thoải như mái nhà.

Đồn Phồn Xương có 3 cổng: Cổng chính trông về hướng Đông còn hai cổng phụ ở phía Nam và phía Bắc. Hai cổng phụ đều thông ra với những cánh rừng rậm xung quanh. Đặc biệt cổng phía Bắc nối liền với cánh rừng của nửa đồi còn lại. Hai cổng phụ rộng 1,50m hiện nay không còn nguyên vẹn, cổng chính cách bờ tường phía Bắc là 15m, rộng 2m có 4 bậc lên xuống. Bên trong cổng chính còn một trạm gác nằm ở sườn tường phía Bắc hình vuông mỗi cạnh 2m. Bên trong cửa chính có hai lớp tường đất bảo vệ và chọc nhiều lỗ châu mai. Các cổng đều có hai lượt cửa, bên ngoài cổng cánh, bên trong cổng toang và đều làm bằng gỗ lim. Đồn được bố trí ngoài cùng là các bốt gác, tiếp theo là các đồn phụ, hệ thống giao thông hào rồi lại đến vòng thành bao bọc. Khoảng cách giữa hai vòng thành chỗ rộng nhất là 20m, hẹp nhất là 10m. Trong vòng thành là một không gian rộng bao gồm hệ thống nhà ở, nhà khách, nhà kho… tất cả đều là nhà tranh vách đất trộn rơm. Chỉ trừ chiếc nhà vuông tiếp khách là được xây bằng gạch. Lần lượt từ phía Bắc xuống phía Nam thành là nhà ở của Hoàng Hoa Thám và Bà Ba, nhà có 5 gian chạy theo hướng Tây Đông. Nhà thứ hai hình vuông bốn mặt để trống dùng làm nơi họp bàn của Hoàng Hoa Thám với tướng lĩnh và tiếp khách. Nhà tiếp theo gồm hai dãy nằm sát hai cạnh Tây Đông của thành, là nhà ở của nghĩa quân. Tiếp theo gồm 8 gian nhà bếp và chuồng ngựa nằm sát ở cạnh phía Nam của thành chạy theo hướng Đông Tây, tiếp nữa là cột đèn và cột cờ.

Kiến trúc đồn Phồn Xương là một kiểu kiến trúc đặc biệt. Nó không những đáp ứng được yêu cầu là một đồn lũy thành trì mà nó còn giải quyết linh hoạt việc cơ động chiến đấu và đáp ứng được cả yêu cầu là một sở chỉ huy, nơi giao dịch nghĩa quân. Trải qua thời gian mưa nắng, hệ thống thành lũy và các công trình nhà ở trong thành được đắp bằng đất nện cũng dễ bị bào mòn. Nay những công trình nhà ở trong thành không còn, phần tường thành cũng không còn giữ được nguyên vẹn như xưa. Riêng đoạn mặt tường thành phía Đông còn giữ được nhiều nét kiến trúc cũ. Trên tường thành còn những vết đạn lỗ châu mai khá rõ. Trong thành hiện xây đền thờ Bà Ba. Hằng năm, vào các ngày 16 tháng 3 dương lịch lễ hội Yên Thế lại diễn ra trên quần thể di tích này.

Khoảng cuối những năm 80 của thế kỷ XX, con gái của cụ Hoàng Hoa Thám là bà Hoàng Thị Thế có về đây và khi mất, bà được chôn cất tại đây, trên tấm bia mộ chỉ ghi dòng chữ thật giản dị: "Bà Hoàng Thị Thế, sinh năm 1901, mất 9.12.1988".

Có thể nói Phồn Xương chính là thủ phủ của cuộc khởi nghĩa, nơi bắt đầu để mở mang phong trào ra các địa phương. Tại đây nghĩa quân đã chiến đấu dũng cảm chống lại cuộc tiến công trên quy mô lớn của thực dân Pháp do đại tá Vát-tay chỉ huy ngày 29-1-1909. Với những giá trị lịch sử, văn hóa đó, đồn Phồn Xương là một trong 23 điểm di tích được xếp hạng là Di tích quốc gia đặc biệt tại Quyết định số 548/QĐ-TTg ngày 10/5/2012 Thủ tướng Chính phủ.

Bản đồ xã Đồng Lạc Bản đồ xã Đồng Lạc

Thông báo Thông báo

Thư viện ảnh Thư viện ảnh

Thống kê truy cập Thống kê truy cập

Đang truy cập: 19,283
Tổng số trong ngày: 25
Tổng số trong tuần: 298
Tổng số trong tháng: 863
Tổng số trong năm: 46,693
Tổng số truy cập: 64,376